Nồng độ pH là chỉ số đo độ hoạt động (hoạt độ) của các ion H3O⁺ (H+) trong dung dịch và vì vậy là độ axít hay kiềmcủa nó.
Thang đo pH đo mức độ axit hoặc bazơ (kiềm) của một chất. Nó nằm trong khoảng từ 0 đến 14. Độ pH bằng 7 là trung tính. Độ pH nhỏ hơn 7 có tính axit và độ pH lớn hơn 7 có tính bazơ (kiềm). Toàn bộ giá trị pH dưới 7 có tính axit gấp 10 lần so với giá trị cao hơn tiếp theo. Ví dụ: độ pH bằng 4 có tính axit gấp mười lần so với độ pH bằng 5 và axit gấp 100 lần (10 lần 10) so với độ pH bằng 6. Điều tương tự cũng đúng với các giá trị pH trên 7, mỗi giá trị trong số đó gấp mười lần kiềm (một cách khác để nói cơ bản) so với giá trị nguyên thấp hơn tiếp theo. Ví dụ, độ pH là 10 có tính kiềm gấp 10 lần so với độ pH là 9.
Nước tinh khiết là nước trung tính, có độ pH là 7,0. Khi hóa chất được trộn với nước, hỗn hợp có thể trở thành axit hoặc bazơ (kiềm). Giấm và nước cốt chanh là những chất có tính axit, trong khi bột giặt và amoniac là chất bazơ (kiềm).
Độ pH ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước cấp lò hơi. Chất lượng nước cấp lò hơi rất quan trọng đến việc vận hành lò hơi. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hơi, độ ổn định, an toàn và hiệu suất hơi.
Nếu chất lượng nước cấp không đảm bảo, lò hơi sẽ xảy ra các hiện tượng:
- Cáu cặn hình thành bám vào các thiết bị trao đổi nhiệt làm giảm quá trình trao đổi nhiệt. Dẫn đến hiệu suất lò hơi giảm ( tốn nhiên liệu, tăng chi phí), nguy cơ nổ ống.
- Lò hơi bị ăn mòn, dễ gây nứt gãy đường ống
- Chất lượng hơi bị nhiễm bẩn, ảnh hưởng đến sản phẩm sử dụng hơi trực tiếp
Vì những lý do trên cần phải kiểm tra các chỉ tiêu ( chỉ tiêu về độ pH) thường xuyên để tránh gây ra những hệ quả nghiêm trọng. Đối với lò hơi tiêu chuẩn nước trong lò cần được duy trì từ 9-11 (độ kiềm vừa phải) là tốt nhất. Dưới đây là tiêu chuẩn TCVN 7704 – 2007 nước cấp lò hơi
Việt Nam TCVN 7704 – 2007:
Stt | Chỉ tiêu | Đơn vị | Nước cấp vào nồi | Nước trong nồi | ||
Mẫu thử | Tiêu chuẩn | Mẫu thử | Tiêu chuẩn | |||
1 | Độ trong suốt | Cm | 0 – 40 | |||
2 | Độ pH (ở 250C) | 8,5 – 10,5 | 10,5÷11,5 | |||
3 | Độ cứng | µgdl/kg | < 20 | |||
4 | Lượng sắt tổng | µg/kg | < 300 | |||
5 | Ô-xy hòa tan | µgdl/kg | < 50 | |||
6 | Chất gốc dầu lửa | mg/kg | < 3 | |||
7 | Độ dẫn điện | µS/cm | < 1000 | < 7000 | ||
8 | Độ kiềm tổng (m) | mgdl/kg | 5÷20 | |||
9 | Phốt-phát dư | mg/kg | 30÷60 | |||
10 | Hàm lượng sun-phít | mg/kg | 20÷40 | |||
11 | Si-li-cat hòa tan | <0,3 * độ kiềm |
Trên thực tế để nâng độ pH nước cấp lò hơi người ta thường dùng hóa chất thường là NaOH 98%. Dưới đây là loại hoá chất phổ biến thường được sử dụng nhiều trong việc điều chỉnh pH cho nước lò hơi.
NALCO® 8507:
Hình dạng : dạng bột
Quy cách: 25 kg/can
Công dụng: Tăng cường độ kiềm và điều chỉnh độ pH cho hệ thống lò hơi.
Đối với những tác hại to lớn mà nồng độ pH không phù hợp gây ra có thể là hệ thống đường ống, thân lò, bồn nước sẽ phải gặp vấn đề. Nếu so chi phí để dùng những thùng hoá chất này và chi phí để bảo trì sửa chữa lò hơi thì thực sự là rất rẻ. Dưới đây là một số lợi ích mang lại khi sử dụng sản phẩm hoá chất để điều chỉnh pH của nước lò hơi.
- Giúp cho hệ thống lò hơi hoạt động ổn định hơn tăng hiệu suất, giảm tiêu hao nhiên liệu vì khi không còn các mảng bám thì nhiệt lượng sẽ hấp thu tốt hơn
- Khi phần thân lò và ống không còn bị bào mòn do nước nữa thì chất lượng hơi sẽ tốt hơn
- Kéo dài tuổi thọ đường ống, thân lò, van giúp tối ưu chi phí đầu tư
Trên đây là một số chia sẻ tổng quan về lý do tại sao cần phải sử dụng hoá chất để điều chỉnh pH cho nước cho lò hơi. Với kinh nghiệm trong nhiều dự án cung cấp các hoá chất xử lý nước được sự phản hồi rất tích cực từ đơn vị sử dụng. Nếu quý khách đang quan tâm hoặc đang băn khoăn cần tư vấn thêm vui lòng gọi vào số điện thoại Hotline hoặc có thể gửi Gmail qua trang liên hệ
này.