HÓA CHẤT THÁP GIẢI NHIỆT

Hóa chất xử lý nước tháp giải nhiệt hóa chất nổi tiếng trên thế giới tại Việt Nam, xử lý nước đa năng, thuận tiện và hiệu quả, làm mát nước trong sản xuất công nghiệp, trong các nhà máy điện, gây ức chế cáu cặn rất hiệu quả, chất Polymer khuếch …

Hóa chất xử lý nước tháp giải nhiệt tốt nhất cho lò hơi

Hóa chất xử lý nước tháp giải nhiệt

Hóa chất xử lý nước tháp giải nhiệt

THÁP GIẢI NHIỆT LÀ GÌ?

Tháp giải nhiệt (cooling tower) là một thiết bị trao đổi nhiệt chuyên dụng , trong đó không khí và nước được tiếp xúc trực tiếp với nhau để giảm nhiệt độ của nước. Khi quá trình này xả ra một lượng nước bị bốc hơi, làm giảm nhiệt độ của nước được lưu thông qua tháp.

THÁP GIẢI NHIỆT ĐƯỢC DÙNG ĐỂ LÀM GÌ

Tháp giải nhiệt chủ yếu được sử dụng để:

  1. Sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí (HVAC) và các mục đích công nghiệp.
  2. Cung cấp khả năng vận hành tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm chi phí cho các hệ thống cần làm mát.
  3. Hơn 1.500 cơ sở công nghiệp sử dụng một lượng lớn nước để làm mát nhà máy của họ .
  4. Hệ thống HVAC thường được sử dụng trong các tòa nhà văn phòng lớn, trường học và bệnh viện.
  5. Tháp giải nhiệt công nghiệp lớn hơn được sử dụng trong các nhà máy điện, nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa dầu, nhà máy xử lý khí tự nhiên, nhà máy chế biến thực phẩm và các cơ sở công nghiệp khác.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THÁP GIẢI NHIỆT?

Hiện nay có đa dạng các kiểu tháp giải nhiệt nhưng nguyên lý hoạt động của chúng thì khá là tương đồng với nhau dưới đây là nguyên lý của tháp giải nhiệt bằng nước và không khí, cung với các hóa chất xử lý nước tháp giải nhiệt.

Cung cấp hóa chất xử lý nước tháp giải nhiệt:

 

  1. Đầu tiên nước nóng sẽ được đưa vào theo ống chính và di chuyển lên tay phun và phun đều xuống dưới
  2. Nước nóng di chuyển xuống → truyền nhiệt qua các tấm tản nhiệt (Filling) truyền nhiệt → chảy xuống đáy chứa nước
  3. Ở trên cùng có thiết bị quạt để hút không khí xung quanh bay từ dưới lên (ngược dòng với nước nóng) → hấp thu nhiệt từ các tấm tản nhiệt và nước nóng → bay ra ngoài môi trường
  4. Phần nước nguội ở đáy chứa tiếp tục được bơm đi đến các bộ phận máy móc cần giải nhiệt và quá trình cứ tuần hoàn như vậy.
NẾU KHÔNG XỬ LÝ NƯỚC THÌ SẼ GÂY RA HẬU QUẢ GÌ?

Đối với hệ thống tháp giải nhiệt thông thường sẽ gặp các vấn đề như ăn mòn, cáu cặn, rêu tảo bám, xác chết vi sinh vật… gây ra một số hậu quả như sau:

Cung cấp hoá chất cho tháp giải nhiệt

  1. Hư hỏng thiết bị làm tăng chi phí bảo trì, sửa chữa
  2. Giảm tuối thọ của thiết bị
  3. Giảm hiệu quả truyền nhiệt
  4. Ảnh hướng tới quá trình sản xuất

Các hóa chất tháp giải nhiệt

Các hóa chất xử lý nước tháp giải nhiệt

Các hóa chất tháp giải nhiệt thường được sử dụng:

Các hóa chất tháp giải nhiệt chuyên dùng phù hợp với từng mục đích như sau:

  1. Hoá chất GenGard GN8220 là loại hóa chất xử lý nước tổng hợp. Nó có tác dụng ngăn ngừa sự ăn mòn, ức chế cáu cặn trong hệ thống. Đồng thời, ngăn ngừa sự kết tủa cặn, hôi thối trong hệ thống làm mát giải nhiệt tuần hoàn hở.
  2. Hóa chất xử lý nước BSG 100: là hóa chất có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn tạo màng nhầy và còn có tính năng bao phủ và dễ dàng ngăn cản sự phát triển và trao đổi chất của vi khuẩn gây hại cho môi trường.
  3. Hóa chất HL – CHEM B106: là loại hóa chất không màu, dạng lỏng và có mùi đặc trưng giúp đem lại hiệu quả tối đa trong việc chống lắng cặn và hoen rỉ trong nồi hơi.
  4. Hóa chất Spectrus NX1100: là loại hoá chất có tác dụng kiểm soát vi sinh trong hệ thống giúp ngăn ngừa sự phát triển của tảo, rêu, và diệt được nhiều vi sinh trên thành hệ thống.

Nguyên tắc sử dụng:

  1. Đối với nước tuần hoàn có độ cứng thấp: Đối với nước có độ cứng canxi khoảng 100mg CaCO3/l thì sử dụng nồng độ chất ức chế ăn mòn là 10 – 15 mg T-PO4/l. Còn nếu nước có độ cứng canxi vào khoảng 50mg CaCO3 thì sử dụng hóa chất ăn mòn có nồng độ là 15 – 20mg T-PO4/l.
  2. Đối với nước tuần hoàn có độ cứng cao: Thông thường, người ta sử dụng hóa chất nhằm ức chế ăn mòn có gốc phophat. Bởi nó dễ hình thành màng kim loại giúp bảo vệ tháp làm mát. Việc sử dụng photphat có nồng độ từ 3 – 6 mg T- PO4/1 thì cực kỳ hiệu quả trong việc ức chế các loại nước cứng. Đồng thời, ngăn chặn canxi photphat và canxi cacbonat rất tốt.
  3. Đối với nước tuần hoàn có độ mặn cao: Hàm lượng ion sunphat và clo trong nước cao. Thì người ta cần cung cấp chất ức chế có gốc kẽm photphat để ngăn chặn tình trạng ăn mòn thiết bị.

Ngoài ra còn một số loại hoá chất khác dùng cho từng nguồn nước khác nhau như sau:

Mã Số Chức năng Tính chất nguồn nước
NC-CT90 – Chống ăn mòn.

– Chống cáu cặn.

– Phân tán cặn.

Dùng cho nguồn nước có nồng độ cao Cl, SO42-, TDS
NC-PolyA100 Cho môi trường có LSI cao (pH, độ kiềm và Canxi cao).
NC-300Si Kiểm soát cặn Silica theo nghiên cứu mới nhất về hóa chất tháp giải nhiệt ức chế kết tinh.
TotalSperse-100 Cho nguồn nước có TDS / Silica / độ cứng và sắt cao (quá nhiều tạp chất)
NonPhosAR-900 Ứng dụng cho hệ thống có dinh dưỡng/BOD cao (nhà máy đường, thực phẩm).

Công ty chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu trong việc cung cấp các giải pháp về xử lý môi trường cho các doanh nghiệp như: Hóa chất chống đóng xỉ tro, hóa chất xử lý nước, hóa chất chống sôi bồng trong lò hơi. Trên đây là một số chia sẻ về tầm quan trọng của việc xử lý nước cho tháp giải nhiệt. Nếu quý khách đang quan tâm và cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline hoặc gửi Gmail qua địa chỉ này chúng tôi sẽ hỗ trợ cho quý khách

Nguyên lý, cấu tạo tháp giải nhiệt mini LiangChi giá rẻ